PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỨ KỲ
TRƯỜNG THCS HÀ KỲ
Video hướng dẫn Đăng nhập

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 11/2016

CHỦ ĐỀ THÁNG: TRI ÂN THẦY CÔ

CUỐN SÁCH “NHỮNG NGƯỜI THẦY” CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN HẢI

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo

Các em học sinh thân mến!

      Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta được ghi bằng ngững trang sử vàng chói lọi. Đó là điều không thể phủ nhận - Đó là điều khiến cho chúng ta tự hào! Trong thành quả đó, ta tự hào vì đã có công lao không nhỏ của các thế hệ nhà giáo nước nhà – những người làm rạng rỡ cho nền văn hiến Việt Nam!

    Hướng tới kỷ niệm 34 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982-20/11/2016, tôi xin gửi tới quý thầy cô và các em học sinh một món quà đặc biệt, đó là một cuốn sách hay viết về nhà giáo. Cuốn sách có tựa đề “NHỮNG NGƯỜI THẦY” của nhà văn Nguyễn Hải.

     Cuốn sách được trình bày rất trang nhã, với khổ 14,5 x 20,5 cm rất thuận tiện cho việc đọc sách. Sách do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2009, tuy chỉ dày 365 trang nhưng lại có giá trị giáo dục sâu sắc. “NHỮNG NGƯỜI THẦY” đã góp thêm vào việc tôn vinh các nhà giáo, tôn vinh sự nghiệp trồng người và cũng góp phần vào việc giáo dưỡng truyền thống tôn sư trọng đạo - nét đẹp của dân tộc Việt Nam. Có thể coi cuốn sách “ NHỮNG NGƯỜI THẦY” như một sự tri ân đối với những người thầy, người cô đã và đang âm thầm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Nội dung của cuốn sách được chia làm 2 phần:

Phần 1: Có tựa đề: “Thời cựu học” viết về các nhà giáo: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu....

 Phần 2: Có tựa đề: “Thời tân học” viết về các nhà giáo: Dương Quảng Hàm, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Khánh Toàn....

     Để các em dể nhớ tên tuổi của những người thầy nổi danh này, xin kể môt vài điểm nổi bật mà nhiều bài viết cũng như sử sách đã ghi.

   Nhắc đến Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm ta nhớ đến những con người thông kinh, bác sử nhưng tính tình  lại ngay thẳng, cương trực, từng dâng sớ xin vua chém những kẻ nịnh thần và khi không được chấp nhận đã từ quan về ở ẩn. Chu Văn An có nhiều học trò thành đạt, làm quan to trong triều nhưng vào các ngày lễ vẫn không quên về thăm thầy, được thầy cho phép và trò chuyện thì lấy làm mừng lắm. Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có học trò xuất sắc đã để lại cho đời một áng thiên cổ hùng bút đó là Nguyễn Dữ với tác phẩm: “Truyền kỳ mạn lục

    Lê Quý Đôn nổi tiếng thần đồng ngay từ bé, có tài ứng đối với người lớn và các một bài thơ khiến ta đọc lên cũng phải thán phục vô cùng đó là bài: “Rắn đầu cứng cổ” (Bài này ông làm khi ông mới 6-7 tuổi, làm thơ để khỏi bị đòn vì tội trêu người lớn)

   Cao Bá Quát với giai thoại kiên trì rèn chữ viết

    Nguyễn Đình Chiểu một nhân cách đáng trọng, vượt qua tật nguyền để sống có ích cho đời. Có thể nói, đó là những hạt giống muôn đời, là những ngôi sao khuê, sao Bắc đẩu bừng sáng trên bầu trời văn hiến nước nhà, không chỉ một giai đoạn lịch sử.

     Đến “ Thời tân học” ta biết thêm thầy giáo, GS Dương Quảng Hàm. Một học trò của thầy sau này cũng trở thành một GS, Nhà giáo nhân dân đã nói: ... “tính mô phạm của thầy khiến tôi suốt đời đội ơn thầy và coi thầy là tấm gương sáng để noi theo” (Nguyễn Lân – GS-NGND phát biểu khi ông đã ở tuổi 93)

      Sau GS - NG Dương Quảng Hàm là thầy giáo có 60 năm trên bục giảng, ông được coi là bậc đại thụ văn lâm, nhà nhân văn chủ nghĩa - ông là GS Đặng Thai Mai

      Có một người thầy rất gần với chúng ta sau này đó là GS-NGND Nguyễn Lân-người học trò xuất sắc của thầy Dương Quảng Hàm, khó mà tin rằng, một con người có dáng vóc nhỏ bé lại có sức làm việc dẻo dai, cần mẫn như thầy giáo Nguyễn Lân. Đến tuổi đáng được nghĩ ngơi, ông vẫn cặm cụi suốt ngày viết viết xóa xóa để cho ra đời một cuốn từ điển dày 2210 trang với trên 3 triệu 300 ngàn chữ. Ông hưởng thọ 97 tuổi. Khi đưa tiễn ông về nơi vĩnh hằng, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh có viết vào sổ tang: “Lòng yêu mến quốc văn và đạo đức người thầy suốt đời gắn bó với sự nghiệp giáo dục của GS-NGND Nguyễn Lân là tấm gương sáng cho các thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp phát triển nền giáo dục nước nhà trong thời kỳ đổi mới”.

      Các em thân mến! Đất nước Việt Nam thật đáng tự hào khi có những người thầy ưu tú phải không các em?

    Trong sự nghiệp cách mạng của nước nhà, có những người thầy cao cả nhưng cũng vì cách mạng mà tạm xa bục giảng để làm những nhiệm vụ khác nhau. Bác Hồ kính yêu của chúng ta trước lúc ra nước ngoài tìm đường cứu nước cũng đã có thời kỳ làm thầy giáo. Đó là thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy tại trường Dục Thanh - Phan Thiết.

    Có nhà giáo đi theo cách mạng ngay từ lúc cách mạng  còn trong trứng nước sau này trở thành những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng ta như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu…

     Truyền thống vẻ vang của giáo giới Việt Nam còn được tô thắm bằng chính máu đào của các nhà giáo cách mạng. Trong 6 đồng chí lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị Pháp bắt và kết án tử hình thì có tới 4 đồng chí là nhà giáo, đó là 4 đồng chí: Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần và Nguyễn Hữu Tiến.

     Ngày cách mạng Tháng 8 bùng nổ, các nhà giáo tên tuổi đều đứng về phía cách mạng và nhiều người đã làm rạng danh cho giáo giới nước nhà – Họ là những tri thức cách mạng sẵn sàng chung lưng đấu cật với đất nước sớm đưa dân tộc ta từ 95% dân số mù chữ đến hơn 90% số người biết chữ, trở thành 1 dân tộc thông thái sớm sánh vai với năm châu bốn biển như ngày nay.

     Trong kháng chiến chống Mĩ, lực lượng giáo viên miền Bắc đã góp bao xương máu, trí tuệ của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hàng nghìn giáo viên đã tạm xa mái trường, xa đàn em nhỏ, xa người thân yêu nhất để vào chi viện cho Miền Nam. Họ là những nhà giáo, những chiến sĩ vừa cầm bút vừa cầm súng. Nhiều nhà giáo đã ngã xuống tại các chiến trường Miền Nam – Sự hi sinh của họ đã tô thắm thêm truyền thống của nền giáo dục nước nhà. Ỏ Miền Nam thời kỳ này có không ít nhà giáo đã giương cao ngọn cờ yêu nước chống Mĩ, đòi hòa bình, đòi công lý tham gia trực tiếp vào cuộc chiến của nhân dân như nhà giáo Hoàng Lệ Kha ở Gia Định.

Các em thân mến!

     Chỉ con 2 tuần nữa là kỉ niệm 34 năm ngày nhà giáo Việt Nam rồi. Trong sự phát triển đi lên của đất nước, lực lượng nhà giáo đã thực sự là những bông hoa trong rừng hoa muôn hồng nghìn tía của dân tộc. Để có thể kể hết lực lượng nhà giáo và công lao của họ thì quả là khó.

     Sinh thời Bác Hồ đã dạy:  “ Người thầy giáo tốt … dù tên tuổi không được đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo luôn là những người anh hùng vô danh”. Câu nói xưa của Bác như một món quà vô giá dành tặng cho những thầy cô giáo. Bởi quả thật, trong sự hình thành nhân cách của một con người để có thể là nhân tài của đất nước thì không thể không kể đến công lao của người thầy.

     Còn các em, đã có bao giờ các em tự nghĩ: trong sự trưởng thành của mình hôm nay và cả sau này có công lao của các thầy cô dù công lao đó chỉ bằng hạt cát?

     Có thể nói cuốn sách “NHỮNG NGƯỜI THẦY” là món quà không chỉ dành cho thầy cô mà còn cho các em nữa đó. Hãy đón nhận nó bằng tình cảm chân thành của mình như các em đã từng dành tình cảm cho các thầy các cô nhé! Cuốn sách hiện đang có trong thư viện trường ta.

      Cuốn sách mang ký hiệu: STKC - 00154. Mời quý thầy cô và các em học sinh hãy đến thư viện để cùng tìm đọc.

     Buổi tuyên truyền, giới thiệu sách hôm nay xin được tạm dừng. Xin kính chúc các thầy cô sức khỏe, công tác tốt. Chúc các em có những tuần học tập tốt với thật nhiều điểm 9, 10 để dâng tặng các thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

 

Xin chân thành cảm ơn!

                                                                                   Hà kỳ, ngày 07 tháng 11 năm 2016

 

Người thực hiện

 

 

Nguyễn Thị Lan

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hòa trong không khí thi đua sôi nổi đó, hôm nay thư viện Trường THCS Hà Kỳ xin được tổ chức tuyên truyền, giới thiệu đến các thầy cô và các em học sinh một cuốn sách có trong tủ sách thiếu ... Cập nhật lúc : 21 giờ 23 phút - Ngày 2 tháng 11 năm 2017
Xem chi tiết
Chia sẻ với PV Dân trí, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, từ năm học 2017 - 2018 này, Bộ quyết định tạm dừng các cuộc thi giải toán, tiếng Anh t ... Cập nhật lúc : 8 giờ 41 phút - Ngày 20 tháng 8 năm 2017
Xem chi tiết
Ngày hội đọc sách được tổ chức nhằm tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội và khuyến khích tất cả mọi người, nhất là giới trẻ kh ... Cập nhật lúc : 22 giờ 4 phút - Ngày 23 tháng 4 năm 2017
Xem chi tiết
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017. Ngày 23 tháng 3 năm 2017, tổ KHXH kết hợp cùng chi đoàn tổ chức Lễ kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tổ chức Ngoại khóa "Rung Chuôn ... Cập nhật lúc : 22 giờ 51 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2017
Xem chi tiết
Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt, khuyến khích phong trào học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, nhằm thiết thực hưởng ứng đợt thi đua thứ 3 hướng tới ... Cập nhật lúc : 10 giờ 17 phút - Ngày 27 tháng 3 năm 2017
Xem chi tiết
Thực hiện chương trình công tác tháng 11 của thư viện trường THCS Hà Kỳ về việc phát động học sinh giới thiệu các quyển sách hay cho các bạn trong lớp, trong trường cùng biết để tìm đọc. ... Cập nhật lúc : 9 giờ 45 phút - Ngày 15 tháng 3 năm 2017
Xem chi tiết
hát huy tinh thần tương thân tương ái, nâng cao nhận thức, khơi dậy sự đoàn kết gắn bó, tình yêu thương đất nước, con người trong mỗi cán bộ, viên chức, học sinh; tham gia chia sẻ những khó ... Cập nhật lúc : 11 giờ 18 phút - Ngày 4 tháng 3 năm 2017
Xem chi tiết
Làm thế nào để người phụ nữ thời đại mới, có thể “đảm việc nhà”, “hoàn thành thiên chức” và “tròn việc nước”? Vẫn vẹn toàn “Công, dung, ngôn, hạnh” ? Câu hỏi thật không đơn giản, đặc biệt đố ... Cập nhật lúc : 8 giờ 59 phút - Ngày 6 tháng 3 năm 2017
Xem chi tiết
Hướng tới kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944- 22/12/2016, thư viện xin trân trọng giới thiệu đến các Thầy Cô cùng các em học sinh tác phẩm “Nhật Ký Đặng Thùy ... Cập nhật lúc : 8 giờ 45 phút - Ngày 4 tháng 3 năm 2017
Xem chi tiết
Cuốn sách được trình bày rất trang nhã, với khổ 14,5 x 20,5 cm rất thuận tiện cho việc đọc sách. Sách do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2009, tuy chỉ dày 365 trang nhưng lại có giá trị gi ... Cập nhật lúc : 8 giờ 35 phút - Ngày 4 tháng 3 năm 2017
Xem chi tiết
123456
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề môn Toán on thi vào THPT
Đề thi thử vào THPT huyện Tứ Kỳ
Đề thi thử vào THPT huyện Gia Lộc
Đề thi thử vào THPT huyện Bình Giang
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Hải Dương năm học 2016-2017
ĐỀ & HDC TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HẢI DƯƠNG 2015-2016
Thống nhất thời gian kiểm tra các bài năm học 2013-2014.
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2013-2014.
Đề thi HSG môn Văn năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Địa lí năm học 2012-2013 của Thành phố
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Kế hoạch chuyên môn Cụm số 4 năm học 2018-2019
Hướng dẫn xét tốt nghiệp năm 2018
Hướng dẫn kiểm tra cuối năm và chuẩn bị xét tốt nghiệp THCS
Thông báo môn thi tuyển sinh vào THPT công lập năm học 2018-2019
Hướng dẫn nghỉ tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018
Thời khóa biểu tuần 17(từ 11/12 đến 16/12)
V/v tổ chức các cuộc thi năm học 2017-2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương
Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2017-2018
Quyết định Ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2017-2018
Thời khóa biểu thực hiện từ 21-8-2018
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2017-2018
Thông báo môn thi thứ 3 kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2017-2018
Kết quả khảo sát giữa học kỳ II
V/v hướng dẫn xét tốt nghiệp năm 2017
V/v nghỉ lễ Chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5
1234